I-Go Kiểu 89
I-Go Kiểu 89

I-Go Kiểu 89

Xe tăng hạng trung I-Go Kiểu 89 (八九式中戦車 イ号, Hachikyūshiki chūsensha I-gō?) là một kiểu xe tăng hạng trung được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến đấu từ năm 1932 đến năm 1942 tại chiến trường Trung Quốc, Nặc Môn Khâm và nhiều chiến trường khác. Kiểu 89B là kiểu xe tăng dùng động cơ diesel đầu tiên trên thế giới được sản xuất với số lượng lớn.[1] Xe tăng được trang bị một khẩu pháo nòng ngắn 57 mm với nhiệm vụ phá hủy công sự bê tông ngầm và công sự nề. Nó tỏ ra hiệu quả trong các trận đánh tại Trung QuốcMãn Châu, khi mà Quân đội Cách mạng Quốc dân chỉ có 3 tiểu đoàn xe tăng gồm một số xe tăng Vickers, tăng hạng nhẹ của Đức PzKpfw I và xe tăng siêu nhẹ của Ý CV33.[2] Kiểu 89 là một kiểu xe tăng hạng trung được thiết kế trong thập niên 1920 với mục đích là yểm trợ bộ binh, do đó nó không có lớp giáp và hỏa lực bằng với thế hệ tăng trong thập niên 1940; và đã được xem là lỗi thời vào thời điểm trận Khalkhin Gol với Liên Xô vào năm 1939. Tên mã thiết kế "I-Go" đến từ ký tự katakana [イ] có nghĩa "đầu tiên" và chữ Hán 号 có nghĩa là "số".[3] Tên thiết kế này đôi khi được phiên âm thành "Yi-Go".[4]

I-Go Kiểu 89

Tầm hoạt động 170 km (110 dặm)
Vũ khíphụ 2 súng máy Kiểu 91 6,5mm
2.745 viên
Tốc độ 26 km/giờ
Chiều cao 2,56 m (8 ft 5 in)
Chiều dài 5,73 m (18 ft 10 in)
Kíp chiến đấu 4
Hệ thống treo lò xo tấm
Khối lượng 12,79 tấn
Nơi chế tạo Đế quốc Nhật Bản
Vũ khíchính pháo Kiểu 90 57mm
100 đạn pháo
Động cơ động cơ diesel 120 mã lực làm mát bằng không khí Mitsubishi A6120VD
120 hp (90 kW)/ 1800 rpm 14.300cc
Năm thiết kế 1928
Phương tiện bọc thép 6–17 mm (0,24–0,67 in)
Chiều rộng 2,13 m (7 ft 0 in)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: I-Go Kiểu 89 http://books.google.com/books?id=3m-TIp1hToEC&prin... http://books.google.com/books?id=SIAwKiNRmrAC&prin... http://books.google.com/books?id=ixhBkONdGCEC&pg=P... http://science.howstuffworks.com/type-89-chi-ro-me... http://www.onwar.com/tanks/japan/data/t89achiro.ht... http://www.onwar.com/tanks/japan/data/t89bchiro.ht... http://www.tanksinworldwar2.com/japan.aspx http://www.wwiivehicles.com/japan/tanks-medium/typ... http://www3.plala.or.jp/takihome/develop.html http://www.historyofwar.org/articles/weapons_japan...